Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Hoàng  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Hướng dẫn thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường

Đăng lúc: 18:01:35 29/03/2024 (GMT+7)
100%
Print

Thực hiện Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 27/3/2024 của UBND huyện Đông Sơn về việc thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường, Hướng dẫn số 21/HD-TTDVNN ngày 28/3/2024 của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Đông Sơn hướng dẫn thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường. Ủy ban nhân dân hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường với những nội dung chủ yếu như sau:

 

Chuột là loài gặm nhấm gây hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường. Chúng phá hoại mùa màng, làm hỏng đồ đạc, gây ô nhiễm môi trường và là vật trung gian truyền nhiễm dịch bệnh.

Hiện nay ở nhiều khu vực đồng ruộng của các thôn đã xuất hiện tình trạng chuột cắn phá cây trồng rất mạnh. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường, cần thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột và hạn chế tác hại của chuột.

Ủy ban nhân dân hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Yêu cầu

- Thực hiện diệt chuột đúng qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm; chú trọng bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường.

- Coi trọng biện pháp thủ công và tiến hành thường xuyên, liên tục. Tuyệt đối không dùng thuốc cấm, dùng điện và các biện pháp dễ gây nguy hiểm cho người, vật nuôi để diệt chuột.

- Tổ chức các đợt diệt chuột tập trung vào trước khi bước vào vụ Đông Xuân: Lúc này trên đồng ruộng khan hiếm thức ăn, chuột bị đói nên đánh bả độc, dùng các loại bẩy, đào bắt đều có hiệu quả cao.

- Tiến hành phòng trừ chuột trước khi chuột bước vào sinh sản (trung bình 3-4) tháng chuột sinh sản một lứa, mỗi lứa từ 6-10 con. Phòng trừ chuột vào mùa mưa, đồng trắng.

2. Biện pháp phòng, diệt chuột:

* Phòng chuột: Vệ sinh đồng ruộng đây là biện pháp quan trọng và mang lại hiệu quả cao. Hiện nay do quá trình thu hoạch bằng máy nên rơm rạ để lại trên đồng ruộng khá nhiều, diện tích vụ Thu Mùa, vụ Đông không sản xuất ngày càng gia tăng là nơi cư trú thuận lợi cho chuột. Do đó việc cày lật sớm, phát quang bờ bụi, hạn chế bỏ ruộng, dọn sạch rơm rạ, cỏ dại sau thu hoạch là biện pháp phòng chuột có hiệu quả cao.

* Diệt chuột:

- Điều tra phát hiện: Các thôn, các đoàn thể liên quan nắm vững công tác điều tra phát hiện diệt chuột, triển khai thường xuyên, tổ chức các đợt cao điểm để diệt chuột đồng loạt.

- Nắm chắc các dấu hiện cây trồng bị cắn phá, đường đi dẫn đến hang ổ chuột, phân, mùi hôi...

- Biện pháp thủ công: Dùng các loại bẫy kẹp, bẫy dính...; đặt bẫy nơi chuột thường qua lại để bắt, đào bắt, soi bắt vào ban đêm hoặc dùng nilon rào bao kín quanh ruộng, tạo lỗ thủng để chuột có lối đi vào rồi đặt bẫy lồng để bắt.

- Biện pháp đấu tranh sinh học: Khuyến khích các hộ nông dân nuôi mèo để diệt chuột. Nghiêm cấm săn bắt các động vật là thiên địch của chuột như rắn, chim cú mèo, chim cú lợn...

- Biện pháp dùng thuốc:

+ Nắm chắc đặc điểm của thuốc diệt chuột, hoạt chất thuộc nhóm thuốc, mùi, thời điểm bắt đầu chuột chết, nơi chuột thường chết, thu gom giảm gây ô nhiễm môi trường.

+ Tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: Thuốc sử dụng ưu tiên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, hạn chế sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. Sử dụng các loại thuốc diệt chuột có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay trên địa bàn có chứa hoạt chất như: Diphacinone (min 95%), Bromadiolone (min 97%), Brodifacoum (min 91%)... với các loại thuốc như: Gimlet 0.2GB, Hicate 0.08AB, Kingcat 0.05RB, Sago-Rat 0.005RB... Lượng thuốc sử dụng: Tùy theo số lượng chuột có trên đồng ruộng, những vùng có mật độ chuột để sử dụng; Lựa chọn thời điểm, địa điểm diệt chuột: Thời gian chuột thường đi kiếm ăn chủ yếu vẫn nằm trong khoảng 5-6h sáng hoặc 8-12h đêm, ưu tiên tập trung diệt chuột ở những nơi chuột thường cư trú như: Mương máng, bờ vùng, vùng cồn, nghĩa trang, công trình thủy lợi, quanh các trang trại.

Cách sử dụng: Đặt thuốc tại cửa hang, đường đi của chuột hoặc nơi chuột thường xuyên cắn phá, hang hay đường đi của chuột.

+ Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc: Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, Để thuốc xa trẻ em, thực phẩm, vật nuôi và nguồn nước. Khi sử dụng thuốc phải có dụng cụ bảo hộ lao động như: Khẩu trang, kính mắt, găng tay,.. cắm biển cảnh báo khu vực đặt thuốc, thông báo trên hệ thống truyền thanh thời gian đặt thuốc để nhân dân chủ động bảo vệ gia súc, gia cầm và các động vật máu nóng. Hàng ngày thu gom xác chuột để đốt, tiêu hủy hoặc chôn xa khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đề nghị các thôn và bà con nhân dân thực hiện theo hướng dẫn để đạt hiệu quả. 
Tin khác

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
291052

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289